Chi Tiết Về Keo Sữa Dán Gỗ: Loại Keo Dán Gỗ Thông Dụng Nhất
Dựa trên những kinh nghiệm cá nhân và quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng keo sữa dán gỗ là loại keo dán gỗ thông dụng nhất hiện nay. Bởi tính dễ sử dụng, khả năng kết dính cao, chịu lực tốt, chống thấm nước, thành phần keo an toàn cho người sử dụng.
Hiện nay, trong lĩnh vực chế tác và lắp đặt đồ gỗ nội thất, ngoại thất, keo dán gỗ là một trong những chất liệu cực kỳ quan trọng, đóng vai trò là chất kết dính gỗ với gỗ hoặc gỗ với những vật liệu khác với nhau. Hãy đọc hết bài viết tâm huyết dưới dây để tìm hiểu và có cái nhìn bao quát về keo dán gỗ nhé.
Keo Dán Gỗ Là Gì?
Đại khái, keo dán gỗ là loại chất kết dính dùng trong việc liên kết các chi tiết gỗ lại với nhau hoặc các chi tiết gỗ với các vật liệu khác như vải, inox, nhựa, xốp...
Keo dán gõ được chia ra thành nhiều loại. Tùy thuộc vào tính chất hóa học của từng loại keo dán gỗ mà chúng có đặc tính khác nhau, phù hợp với các mục dích sử dụng khác nhau.
Môtj trong những ưu điểm nổi bậc nhất của keo dán gỗ là nó có độ kết tính cao, tuổi thọ mối ghép bền lâu, và đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm khi hoàn thiện.
Phân Loại Keo Dán Gỗ:
Thực sự mà nói thì trên thị trường hiện nay có khá nhiều dòng keo dán gỗ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết, KeoSelsil.Com xin liệt kê cho bạn đọc một số dòng keo dán gỗ phổ biến như sau:
Keo Dán Gỗ Có Nguồn Gốc Động Vật:
Ngược dòng thời gian, thời điểm nhân loại chưa rõ về các chất hóa học, thì con người đã biết sử dụng chất kết dính chiết xuất từ da, xương động vật bằng cách nấu cao để làm keo kết dính gỗ, da, vải.. lại với nhau.
Đây là loại chất keo hữu cơ, thân thiện với môi trường, có lịch sử lâu đời và được ứng dụng phổ biến cho nhiều hoạt động sản xuất gỗ, làm đồ nội thất.
Keo Dán Gỗ Gốc Nước (Acetate):
Keo dán gỗ gốc nước phổ biến nhất là keo Polyvinyl Acetate có màu trắng sữa dạng sệt. Nên thường gọi là keo sữa PVA. Đây là loại keo dán gỗ không độc hại cho môi trường.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng keo này là:
- Bề mặt thi công phải sạch bụi bẩn và vết dầu mỡ;
- Sau khi bôi keo xong cần phải dùng lực mạnh để ghép 2 bề mặt lại với nhau trong một khoảng thời gian dài nhất định cho đến khi keo khô.
Keo ghép gỗ dạng sữa có khả nặng chịu nước tương đối theo các lớp kháng nước D2, D3 tiêu chuẩn châu Âu DIN EN 204. Do đó, trong thực tế, người ta thường sử dụng keo sữa dán gỗ PVA cho các chi tiết nội thất trong nhà nơi chịu nước và độ ẩm tương đối, có diện tích phủ keo lớn như:
- Dán các tấm gỗ laminate lên cửa sổ, cửa đi;
- Dán gỗ MDF bàn làm việc, vách ngăn,
- Dán giấy dán tường trang trí,
- Dán gỗ bậc cầu thang
- Dán gỗ đàn guitar
- Dán gỗ đóng loa thùng
- ...
Keo Dán Đa Dụng Cyanoacrylate (Keo CA):
Keo CA thường được gọi là dòng keo đa dụng vì ngoài mục đích dán ghép gỗ thì nó còn có thể dán ghép nhiều loại vật liệu khác nhau.
Đặc điểm nổi trội của loại keo CA là có thể kết dính rất mạnh trong khoảng thời gian ngắn. Chúng thường được sử dụng để liên kết các mảnh gỗ, các chi tiết nhỏ với nhau, có độ chính xác và tỉ mỉ cao.
Keo Dán Gỗ Gốc PU (Polyurethane)
Trong những năm gần đây, keo dán gỗ PU được sử dụng khá nhiều trong các đồ gỗ nội thất cao cấp hoặc quan trọng, các vị trí tiếp xúc với nước...
Keo dán gỗ PU liên kết rất tốt hầu hết mọi vật liệu với gỗ như gách đá, vải, thủy tinh, kim loại... Và chúng không bị suy giảm cường độ liên kết trong bất kỳ tình huống nào, đặc biệt là trên các thành phần có dầu mỡ và sáp (như gỗ gụ).
Trong thực tế, keo dán gỗ gốc PU thường được sử dụng để:
- Dán gỗ nhựa compisite cho các công trình nhựa giả gỗ ban công, sân thượng hoặc các công trình kiến trúc gỗ giả nhựa ngoài trời.
- Dán gỗ tàu biển, hàng hải...
Keo Dán Gỗ Gốc Epoxy:
Keo dán gỗ epoxy thường được gọi là keo dán gỗ AB hay keo dán gỗ 2 thành phần do bộ sản phẩm gồm có 2 thành phần tách biệt: nhựa Epoxy (chất A) và chất làm cứng (chất B). Khi sử dụng, cần phải hòa trộn đều hai chất này lại với nhau theo một tỉ lệ nhất định (theo công bố của nhà sản xuất), có thể pha thêm màu để trang trí.
Keo dán gỗ Epoxy có tính kết dính rất mạnh, khả năng điền đầy, tự san phẳng và không thấm nước. Ngoài ra, mối ghép dùng keo dán gỗ AB có nhược điểm là không chịu va đập, giòn, dễ vỡ.
Do đó, trong thực tế, keo dán gỗ epoxy thường dùng để làm mặt bàn, mặt sàn, mẫu vật trưng bày, trang trí nội thất.
Keo Dán Gỗ Gốc Formaldehyde:
Các loại keo dán gỗ gốc formaldehyde như: Keo Urea-formaldehyde, Keo Resorcinol-formaldehyde, Keo Phenol formaldehyde.
Xem thêm